“Rối loạn cương dương có con được không?” là nỗi lo lắng của rất nhiều quý ông thời hiện đại. Do tác động của lối sống hiện đại, ngày càng có nhiều người mắc phải tình trạng “trên bảo dưới không nghe”. Rối loạn cương dương không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc chăn gối của các gia đình mà những người gặp phải tình trạng này còn đang rất hoang mang, không biết liệu mình còn có thể có con.
Xem nhanh nội dung bài viết
1. Rối loạn cương dương vẫn có thể có con bình thường
Đối với câu hỏi “rối loạn cương dương có con được không?”, câu trả lời là có. Để lý giải điều này, đầu tiên chúng ta cần biết rằng các nguyên nhân dẫn đến vô sinh thường do số lượng, chất lượng tinh trùng, ống dẫn tinh bị tắc nghẽn,… Riêng với những người bị rối loạn cương dương, nếu ống dẫn tinh vẫn hoạt động bình thường, chất lượng tinh trùng tốt, khỏe mạnh và số lượng đầy đủ vẫn có thể có con được.
Tuy nhiên, khả năng có con của người bị rối loạn cương dương sẽ có phần thấp hơn so với người bình thường. Cụ thể, khi xảy ra các hoạt động tình dục, người bệnh thường gặp khó khăn khi “cậu bé” không đủ cương cứng, ảnh hưởng đến việc xuất tinh nên tỉ lệ tinh trùng gặp trứng thấp hơn. Đó cũng chính là câu trả lời cho mối quan tâm “Rối loạn cương dương có con được không?”.
Bên cạnh vấn đề “rối loạn cương dương có con được không”, nhiều người đang gặp phải tình trạng này cũng mong muốn tìm những phương pháp điều trị rối loạn cương dương hiệu quả:
2.1. Giải tỏa tâm lý
Ưu điểm: Tâm lý có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sinh lý của cơ thể, vì vậy chúng ta cần hạn chế tối đa tình trạng stress, căng thẳng, mệt mỏi và những áp lực khi mắc phải chứng rối loạn cương dương.
Nhược điểm: Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhưng vẫn chưa đủ để khắc phục rối loạn cương dương nếu chúng ta không có những can thiệp kịp thời và hiệu quả khác.
2.2. Đặt thuốc alprostadil vào niệu đạo
Ưu điểm: Phương pháp này khá an toàn và dễ thực hiện, chỉ sau khi đặt thuốc alprostadil khoảng 10 phút sẽ mang đến hiệu quả cương cứng dương vật từ 30-60 phút.
Nhược điểm: Có thể dẫn đến đau hoặc nóng tại khu vực niệu đạo, hình thành mô sợi tại dương vật hoặc chảy một ít máu niệu đạo.
2.3. Tiêm thuốc duy trì cương cứng
Ưu điểm: Hiện nay người ta có thể sử dụng một số loại thuốc tiêm trực tiếp vào dương vật để điều trị rối loạn cương dương như: papaverin, alprostadil và phentolamine. Ưu điểm của loại thuốc này là có khả năng tạo nên sự cương cứng lập tức cho dương vật khoảng 20 đến 40 phút. Kim tiêm dùng để tiêm thuộc loại khá nhỏ và mỏng nên sẽ không gây đau đớn trong quá trình tiêm.
Nhược điểm: Phương pháp này có thể kèm theo một số tác dụng phụ như tình trạng chảy máu nơi tiêm, mô sẹo tại điểm được tiêm và hội chứng cương đau dương vật,…
Ưu điểm: Dụng cụ này có dạng ống rỗng dùng để đặt quanh dương vật và dùng máy bơm để hút khí ra ngoài, tăng lượng máu cần thiết vào dương vật, từ đó duy trì sự cương cứng.
Nhược điểm: Dương vật sau khi dùng dụng cụ này có thể dẫn đến tình trạng thâm tím, lạnh hơn khi chạm vào. Ngoài ra, quá trình xuất tinh cũng có thể bị hạn chế vì vòng áp lực tạo ra.
2.5. Thay thế hormone testosterone
Ưu điểm: Nếu nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương là do thiếu hụt hormone phái mạnh, chúng ta có thể bổ sung và thay thế hormone này bằng cách dùng thuốc, tiêm bắp, dùng gel bôi,…
Nhược điểm: Liệu pháp này khá tốn kém và trước khi thực hiện chúng ta cần tham khảo thật kỹ ý kiến của các bác sĩ điều trị.
2.6. Cấy ghép dương vật
Ưu điểm: Với phương pháp này, khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cấy ghép một loại que giúp giữ cứng và uốn cong dương vật. Từ đó, người bệnh có thể quyết định và điều khiến hoạt động cương cứng của dương vật dễ dàng hơn.
Nhược điểm: Thông thường, cấy ghép dương vật chỉ nên được áp dụng sau khi những liệu pháp chữa trị khác không mang lại hiệu quả. Bởi lẽ, chi phí phẫu thuật cấy ghép dương vật hiện nay khá đắt đỏ mà lại đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Chảy máu dương vật, nhiễm trùng, sốc,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.7. Phẫu thuật mạch máu
Ưu điểm: Nếu tình trạng rối loạn cương dương của bạn xuất phát từ sự chít hẹp động mạch tại dương vật, thì đây là biện pháp hữu hiệu giúp thông nối và tăng cường lượng máu đến dương vật. Việc tuần hoàn máu tại khu vực này được ổn định sẽ góp phần giúp dương vật của bạn hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Nhược điểm: Biện pháp này theo nhiều chuyên gia y tế cho biết có tỉ lệ thành công tương đối thấp và hiệu quả đạt được chưa cao.
Những thông tin vừa được cung cấp trong bài viết có lẽ đã giúp bạn trả lời câu hỏi “rối loạn cương dương có con được không?” và 7 cách điều trị rối loạn cương dương với những ưu, nhược điểm riêng.
Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Trung ương Quân Đội 108. Nhiều chục năm kinh nghiệm trong điều trị sinh lý nam.
- "Sinh lý nam không khó, cái khó là mọi người hiểu sai nó"