Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về rối loạn cương dương, hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về 4 mức độ triệu chứng rối loạn cương dương thường gặp nhé!
Xem nhanh nội dung bài viết
1. Có cương cứng nhưng không đạt được trạng thái cương nhất
Đây được xem là cấp độ đầu tiên của triệu chứng rối loạn cương dương. Ở cấp độ này người bị sẽ có những biểu hiện là có cảm giác kích thích và nảy sinh phản ứng cương cứng của dương vật. Tuy nhiên, mặc dù trạng thái cương cứng kéo dài xuyên suốt cuộc yêu nhưng người nam không thể đạt đến giai đoạn cương cứng nhất.
Đây là một trong những cấp độ đầu tiên và nhẹ nhất của rối loạn cương dương nhưng có bước đầu ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Việc không đạt được khoái cảm trọn vẹn trong cuộc yêu ảnh hưởng đến ham muốn và hứng thú của nam giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là có thể do chế độ dinh dưỡng và tập luyện của người bệnh không khoa học. Từ đó dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, khiến cơ thể khó lòng đạt đến được trạng thái cương cứng hoàn toàn.
Để khắc phục, chúng ta nên thiết lập lại chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng một cách hợp lý nhất. Cụ thể, nên bổ sung một số thực phẩm sau trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày: các loại thịt giàu protein, hải sản, rau xanh và trái cây, các loại hạt,… đồng thời nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp cơ bắp và thể trạng được cải thiện, góp phần hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương.
2. Có thể cương cứng nhưng không thể duy trì đủ lâu để có thể quan hệ tình dục
Ở cấp độ số 2 này, người bệnh rối loạn cương dương vẫn có thể để cậu nhỏ cương cứng thông qua các kích thích. Tuy nhiên, quá trình cương cứng này không đủ lâu để có thể hoàn thành “cuộc yêu” một cách trọn vẹn nhất. Một số trường hợp người bệnh còn không thể quan hệ tình dục do trạng thái cương cứng diễn ra quá “chóng vánh” như thế.
Đây là một trong những triệu chứng rối loạn cương dương khá phổ biến mà nhiều người mắc phải hiện nay. Nguyên nhân hình thành nên tình trạng này có thể xuất phát những thói quen tình dục không khoa học và điều độ. Trong đó phổ biến nhất là do thói quen thủ dâm quá nhiều, hành động này dẫn đến việc khiến “cậu bé” có thể nhanh chóng chương cứng khi đối diện bất kỳ phản ứng kích thích nào nhưng ngay sau đó việc duy trì trạng thái cương cứng gặp phải rất nhiều khó khăn.
Rối loạn cương cương ở mức độ này ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, nam giới gặp phải tình trạng này sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức do sự thay đổi liên tục trạng thái của dương vật khiến cơ thể khó thích ứng kịp. Để khắc phục triệu chứng rối loạn cương dương này, điều đầu tiên chúng ta nên làm là hạn chế những thói quen tình dục không điều độ và kém khoa học. Đồng thời, có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như việc tập luyện thể dục, thể thao phù hợp. Trong một vài trường hợp, bạn nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm tình trạng rối loạn cương dương của mình bằng các biện pháp y khoa.
3. Chỉ thỉnh thoảng cương cứng được
Cấp độ số 3 của rối loạn cương dương chính là chỉ thỉnh thoảng dương vật mới có thể cương cướng. Ở trường hợp này, mặc dù người bị rối loạn cương dương đã được kích thích và tiếp xúc với người “bạn đồng hành” của mình nhưng dương vật lại không thể cương cứng thường xuyên. Việc cương cứng diễn ra một cách vô cùng khó khăn nhưng không hoàn toàn mất đi như ở cấp độ nặng nhất.
Tuy nhiên, tình trạng thỉnh thoảng mới có thể cương cứng này dẫn đến sự ức chế và tâm lý stress nghiêm trọng cho nam giới. Trong một số trường hợp, người bệnh càng cố gắng nỗ lực để đạt được sự cương cứng càng khiến cơ thể cảm thấy áp lực nặng nề. Từ đó, ham muốn tình dục và hứng thú trong cuộc sống chăn gối của người bị rối loạn cương dương bị giảm đi một cách đáng kể.
Khi rối loạn cương dương đang ở giai đoạn này, bạn nên có biện pháp điều trị thích hợp để tình trạng bệnh không chuyển biến tệ hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc, giai đoạn này người bệnh cũng cần được chia sẻ và an ủi bởi người bạn đời của mình để hạn chế những căng thẳng về mặt tâm lý, khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Không thể cương cứng
Đây được xem là cấp độ nặng nhất của tình trạng rối loạn cương dương. Ở cấp độ này, người bệnh đã không thể có những phản ứng cương cứng bình thường khi được tiếp xúc bởi những kích thích trong hoạt động tình dục.
Ở giai đoạn này, người bị rối loạn cương dương thường không có cảm giác ham muốn hoặc hứng thú với những hoạt động tình dục. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc chăn gối của nhiều cặp vợ chồng trẻ. Không chỉ vậy, nếu dương vật không thể cương cứng và hoạt động quan hệ tình dục không diễn ra cũng đồng nghĩa với việc khả năng có con của vợ chồng vị giảm đi đáng kể.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương dẫn tới việc “cậu bé” không thể cương cứng chủ yếu là do nồng độ hormone nam giới Testosterone trong máu bị suy giảm đáng kể. Đặc biệt, khi nam giới bắt đầu bước sang giai đoạn ngoài 30, cứ mỗi năm trôi qua nồng độ hormone Testosterone lại có sự suy giảm từ 1-2%. Bên cạnh đó, một số tác nhân ngoại cảnh khác như: uống nhiều bia, rượu, lối sống kém năng động, thức khuya nhiều, lười tập thể dục, hút thuốc lá thường xuyên… cũng góp phần khiến cho sức khỏe sinh lý nam giới bị yếu dần. Sự kết hợp của hai yếu tố bên trong và bên ngoài này đã khiến tỉ lệ nam giới hiện nay mắc phải chứng rối loạn cương dương ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Ở giai đoạn rối loạn cương dương khi mà dương vật không thể cương cứng được nữa, chúng ta cần ngay lập tức khám và điều trị bằng những biện pháp phù hợp như việc dùng thuốc, bổ sung hormone, ăn uống và tập luyện phù hợp hoặc thậm chí tiến hành cấy ghép dương vật khi cần thiết.
Rối loạn cương dương không phải là căn bệnh nan y vô phương cứu chữa. Do đó bạn đừng ngần ngại âu lo, hãy xác định đúng các triệu chứng rối loạn cương dương ở mình để điều trị kịp thời nhé.